Mẫu nhà bếp nông thôn | Nhà bếp là nơi gia đình sum họp, quây quần bên nhau, ăn với nhau bữa cơm gia đình hạnh phúc. Vì thế, ngày nay gia đình nào cũng rất quan tâm đến việc thiết kế sao cho ngôi bếp của họ phải thật thoải mái và ấm cúng. Những mẫu nhà bếp nông thôn đang là xu hướng hiện nay vừa mang lại tính thẩm mỹ cao vừa tiện nghi cho không gian sống. Nội Thất Tuấn Phát hướng dẫn và chia sẻ đến bạn cách thiết kế các mẫu nhà bếp ở nông thôn sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân.
1. Điểm đặc trưng trong thiết kế mẫu nhà bếp nông thôn
Mẫu nhà bếp nông thôn có thể dễ dàng bắt gặp ở vùng Bắc Bộ của Việt Nam, kiểu nhà nông thôn truyền thống sẽ được chia thành nhiều gian khác nhau.
Đa số nhà được chia thành 2 phần: gian nhà chính và gian nhà bếp kết hợp xung quanh bên ngoài của kiểu nhà này có vườn rau nhỏ hay vườn cây ăn trái tạo thêm cảm giác mát mẻ, trong lành.
Những nét đặc trưng của mẫu nhà bếp nông thôn hiện nay:
- Diện tích sẽ không quá rộng nhưng đa số sẽ có được chiều dài sâu bởi đa số thiết kế nhà theo cấu trúc nhà ống. Nhà bếp nông thôn thường sẽ có không gian vừa đủ mang đến sự ấm cúng, riêng tư và thoải mái cho gia đình.
- Thiết kế mở tạo ra không gian thông thoáng, hầu hết xung quanh nhà bếp có thể là khoảng sân trống, vườn cây đem lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên con người sẽ thấy được bình yên và thư giãn.
- Nhà bếp liên thông với phòng khách tận dụng diện tích tối đa cho ngôi nhà.
2. Xu hướng thiết kế mẫu nhà bếp nông thôn đang được ưa chuộng nhất
Với một thiết kế nào cho ngôi nhà cũng phải đảm bảo được sự thuận tiện, công năng sử dụng tối đa và phù hợp với xu hướng hiện tại.
Hiện nay, việc sử dụng các gam màu trầm như: trắng, xám, đen,… đang là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình hiện nay.
Bởi những màu sắc này dễ dàng phối hợp với các dụng cụ nhà bếp, giúp căn bếp trở nên hiện đại, sang trọng và cảm giác sạch sẽ hơn.
Những mẫu nhà bếp nông thôn thì gỗ chính là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất dù là theo phong cách Cổ Điển, hay Hiện Đại.
Chính chất liệu đã tạo nên được sự mộc mạc, gần gũi và ấm cúng cho tổng thể không gian.
Đặc biệt, tuổi thọ của gỗ cao hơn rất nhiều so với những chất liệu khác.
▶▶▶ Có thể bạn quan tâm: Mẫu nhà phố Tân Cổ Điển
3. Lưu ý khi thiết kế những mẫu nhà bếp nông thôn
Để sở hữu được mẫu nhà bếp nông thôn hoàn hảo mang lại tính tiện nghi cao mà không phải bỏ ra chi phí lớn, ta phải có cách sắp xếp và tính toán hợp lý.
Đặc biệt, đây là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, nơi diễn ra các bữa ăn liên quan trực tiếp đến sức khỏe từng thành viên trong gia đình.
Chính vì vậy, dù là phòng bếp với phong cách nào đi nữa vẫn chú trọng trong khâu thiết kế.
Những lưu ý thiết kế dưới đây sẽ giúp cho bạn hình dung ra được nhà bếp mang hơi hướng nông thôn sẽ được bố trí và sắp xếp như sau:
3.1. Lựa chọn chất liệu cho mẫu nhà bếp nông thôn
Lựa chọn chất liệu chính để làm nên mẫu nhà bếp nông thôn là bước đầu tiên rất khó khăn, gây trăn trở cho gia chủ trong cả quá trình thiết kế.
Bởi chất liệu quyết định tới tuổi thọ của gian bếp, đồng thời việc vệ sinh và sử dụng sao cho thuận tiện trong suốt thời gian sử dụng.
Hiện nay, các mẫu nhà bếp nông thôn được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, nhôm, kính, inox, nhựa…
Sau đây ta sẽ đi vào từng loại chất liệu để có thể hiểu rõ hơn và chọn ra loại phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
- Gỗ tự nhiên: Được nhiều gia đình lựa chọn bởi nét đơn giản, mộc mạc đúng chuẩn với mẫu nhà bếp nông thôn. Độ bền đẹp với thời gian, dễ chạm khắc tạo ra nhiều họa tiết tinh xảo, chịu lực tốt và mang mùi hương đặc trưng của từng loại gỗ. Các loại gỗ được chọn là: gỗ sồi, gỗ căm xe, gỗ tần bì, gỗ gõ đỏ, gỗ hương, gỗ xoan đào,…
- Gỗ công nghiệp: Loại chất liệu này dành cho những mẫu nhà bếp nông thôn vẫn muốn sở hữu một không gian sang trọng và không kém phần tiện nghi nhưng chi phí thấp hơn gỗ tự nhiên. Cùng với các ưu điểm như khả năng chống mối mọt, kháng ẩm mà màu sắc lại đa dạng. Các loại gỗ được chọn là: gỗ MDF, gỗ Acrylic, gỗ Laminate,…
- Nhựa: Sự kết hợp giữa bột gỗ và nhựa. Với chất liệu này có thể chống nước, chống mối mọt và có thể cách nhiệt. Loại gỗ được chọn là gỗ nhựa composite.
- Inox và Nhôm: Là 2 loại chất liệu làm nội thất nhà bếp với giá thành rẻ, dễ lau chùi vệ sinh do có lớp bên ngoài phủ crom chống nước. Nhưng độ bền không cao, theo thời gian lớp bảo vệ sẽ bị ảnh hưởng gây ra tình trạng rỉ sét.
3.2. Lựa chọn kiểu dáng và kích thước nội thất cho mẫu nhà bếp nông thôn
Có rất nhiều thiết kế nội thất cho mẫu nhà bếp nông thôn nhưng vẫn được lựa chọn nhiều nhất là bố trí lắp đặt nội thất kệ treo tường.
Với những mẫu nhà bếp nông thôn có diện tích nhỏ hẹp thì đây còn là một giải pháp tốt nhất tận dụng tối đa không gian bếp.
Các loại tủ được thiết kế đa dạng như: Tủ bếp chữ I, chữ G, chữ L, chữ U hay song song…
Dưới đây là một số gợi ý về các kiểu dáng tủ nhà bếp phù hợp với từng loại không gian khác nhau để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp:
- Tủ bếp hình chữ I có thiết kế tựa đường thẳng, hình dáng thanh mảnh, kích thước nhỏ gọn, chi phí thi công thấp nhưng vẫn đảm bảo, đáp ứng đầy đủ các chức năng cơ bản phù hợp với không gian nhà bếp nhỏ gọn.
- Tủ bếp hình chữ L với thiết kế vuông góc giữa 2 cạnh với nhau, tận dụng được tối đa diện tích cho mẫu nhà bếp nông thôn và đem lại vẻ đẹp tinh tế, tiện nghi. Phù hợp với không gian bếp vừa và lớn.
- Tủ bếp hình chữ U tận dụng được hết mọi góc chết của không gian gian bếp, giúp gia tăng khả năng cất trữ đồ dùng nhà bếp và đem đến không gian nấu nướng rộng rãi, thoải mái. Phù hợp với không gian bếp có diện tích lớn.
Để sở hữu một mẫu nhà bếp nông thôn thuận tiện cho người nội trợ khi thao tác sử dụng, đòi hỏi cần có sự cân đối giữa kích thước tủ bếp trên và tủ bếp dưới.
Tổng thể phải mang lại sự hài hòa và sau đây là cụ thể về kích thước của tủ bếp, được thể hiện như sau:
- Tủ bếp trên: Độ cao dao động 35cm đến 90cm, Chiều sâu từ từ 30cm đến 35cm.
- Tủ bếp dưới: Độ cao dao động từ 80 – 90cm, Chiều sâu từ 40 – 55cm.
- Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 40 – 60cm, nhưng kích thước tối đa chỉ nên là 70cm.
- Tổng chiều cao tiêu chuẩn của toàn bộ tủ bếp từ 2,3 – 2,5m, tay cầm mở tủ tối đa từ 1,8 – 1,9m.
Tuy nhiên, kích thước sẽ phụ thuộc lớn vào chiều cao người sử dụng bếp thường xuyên để có thể dễ dàng sinh hoạt nấu nướng.
3.3. Bố trí nội thất cho mẫu nhà bếp nông thôn
Nội thất cho mẫu nhà bếp nông thôn không dừng lại ở việc đáp ứng được công năng sử dụng mà còn phải đảm bảo độ hài hòa về tính thẩm mỹ.
Sau đây là các nguyên tắc bố trí và sắp xếp nội thất cho nhà bếp:
- Sử dụng nguyên tắc tam giác: Bố trí các vật dụng như tủ lạnh, bếp nấu, bồn rửa theo quy tắc hình tam giác. Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc thao tác nấu nướng của người nội trợ.
- Bố trí thêm bàn quầy bar: Giúp ngăn cách 2 khu vực nhà bếp và phòng khách tạo thêm điểm nhấn ấn tượng cho không gian ngôi nhà.
- Lựa chọn mẫu bàn ăn phù hợp: Với thiết kế mẫu nhà bếp nông thôn ở dây ta rất cần một bộ bàn kế đơn giản. Hình dáng có thể là: hình tròn, hình chữ nhật, hình oval,…Chọn bàn ăn có kích cỡ, số lượng đáp ứng nhu cầu và hợp không gian. Kiểu dáng đẹp và chất liệu nội thất bền, màu sắc theo phong thủy
- Vị trí đặt bàn ghế: Không gần hoặc đối diện nhà vệ sinh, không đối diện cửa ra vào.
- Lựa chọn tủ bếp phù hợp: Ta nên chọn loại tủ treo tường để tiết kiệm được diện tích, giúp cho căn bếp trông gọn gàng hơn tận dụng nơi sinh hoạt một cách tối ưu nhất.
Chú ý khi chọn tủ nhà bếp phải dựa trên diện tích thực tế của căn phòng, nếu chọn tủ bếp quá to hay quá nhỏ đều sẽ gây ra mất cân bằng cho không gian.
Nếu trưng bày hết những món đồ dùng bếp ra bên ngoài sẽ gây rối mắt và căn bếp trở nên lộn xộn không gọn gàng thì bạn có thể tận dụng ngăn tủ bếp để cất trữ.
3.4. Lựa chọn tone màu phù hợp cho mẫu nhà bếp nông thôn
Tông màu của nhà bếp thường sẽ phụ thuộc vào sở thích và tính cách của gia chủ nhưng cũng phải đảm bảo được tính tổng thể cho nhà bếp.
Những tông màu sáng giúp tạo cảm giác rộng rãi hơn cho căn bếp, dễ phối màu với các vật dụng bếp mang lại cảm giác sạch sẽ, đảm bảo được vệ sinh cho nơi ăn uống.
Về những tông màu tối giúp căn bếp trở nên ấm cúng, hiện đại và sang trọng.
3.5. Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên cho phòng bếp nông thôn
Mẫu nhà bếp nông thôn thường được đặt ở phía cuối nhà, xung quanh bao bọc là vườn cây xanh mát.
Giúp ta có thể tận dụng ánh sáng và không khí trong lành đó cho gian bếp của mình bằng cách thiết kế bố trí cửa sổ, giếng trời hay cửa ra vào để tận hưởng nguồn ánh sáng tự nhiên.
Ánh sáng tự nhiên giúp cho căn bếp luôn sáng sủa, thoáng đãng mang đến không gian tốt cho sức khỏe, căn bếp sẽ không bị ẩm mốc, luôn khô ráo sạch sẽ vào ban ngày mà không cần dùng tới đèn điện.
4. Yếu tố quyết định xây dựng mẫu nhà bếp nông thôn
Thiết kế mẫu nhà bếp nông thôn sẽ mang lại cảm giác yêu thương đến từng thành viên trong gia đình.
Tại đây con cháu quây quần sum họp, kể cho nhau nghe những vui buồn trong cuộc sống.
Mọi thứ rất đẹp từ những điều bình dị nhất. Vì vậy, ta phải cân nhắc kỹ khi thiết một căn bếp để có thể đảm bảo được các tính chất sau:
Sự đơn giản: Đối với hầu hết các thiết kế nhà bếp nông thôn thì đều sẽ ưu tiên sự đơn giản.
Bởi do một phần cũng là sở thích của người thích phong cách thiết kế này, chỉ cần đem đến không gian tối giản, dễ dàng sử dụng và tự nhiên nhất.
Sự tiện ích: Nguyên tắc ưu tiên trước nhất khi thiết kế nhà bếp nông thôn chính là sự đơn giản nhưng không thiếu thốn.
Dù đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn phải đảm bảo công năng và sự tiện nghi.
Sự an toàn: Căn bếp vốn là nơi khá nguy hiểm bởi có lửa và ga.
Vì vậy, khi thiết kế cần xem xét về độ an toàn, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
▶▶▶ Có thể bạn quan tâm: Mẫu nhà hình vuông đẹp
5. Đơn vị thiết kế – thi công nào uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Nội Thất Tuấn Phát với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế và thi công nội thất, trong đó mẫu nhà bếp nông thôn được khách hàng tìm chọn rất nhiều.
Nội Thất Tuấn Phát đã mang lại nhiều tác phẩm đẹp, sáng tạo cho ngành nội thất.
Đặc biệt là thiết kế và thi công những mẫu nhà bếp nông thôn đang “làm mưa làm gió” hiện nay.
Với đội ngũ thiết kế trẻ đầy nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo cao.
Luôn biết nắm bắt xu hướng đã mang lại nhiều thành công nhất định cho thị trường nội thất nói chung và nhà Tuấn Phát nói riêng.
Đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu trong mọi công trình thi công.
Nội Thất Tuấn Phát cam kết sẽ đem lại trải nghiệm tuyệt vời đến cho khách hàng.
Bài viết cùng chuyên mục: