Phong cách Vintage là một phong cách được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi nó mang đến một vẻ đẹp bình dị, an nhiên giữa nhịp sống hiện đại. Vẻ đẹp của phong cách Vintage cũng được ứng dụng phổ biến trong thiết kế Nội Thất Nội Thất, mang đến những giá trị gần gũi, thô sơ và mộc mạc cho các gia chủ.
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại và ồn ào, sự náo nhiệt của thành phố đã đến lúc cần những khoảng lặng bằng những không gian đậm chất thư giãn, gần gũi thiên nhiên và mang dấu ấn hoài cổ, bình dị.
Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất được ứng dụng rộng rãi từ những ngôi nhà nhỏ ở khu tập thể đến các quán Cafe giữa lòng thành phố.Từ bình dị đến đẳng cấp, sang trọng, dần dần, phong cách Vintage đã được giới trẻ yêu thích và xem nó như một cá tính riêng của mình.
1. Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất?
Phong cách Vintage là có nguồn gốc từ Tiếng Pháp là “vendange”, gọi là rượu hoặc dầu. Ngoài ra, nó cũng được dùng để chỉ những bộ quần áo Second-hand. Tựu chung lại thì Vintage được dùng để ám chỉ những đồ dùng chất lượng cao thuộc về thời đại trước, mang một màu sắc bình dị, bền bỉ và hoài cổ.
Đến giữa thế kỷ XX, thị trường bắt đầu xuất hiện trào lưu phong cách Vintage, và nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả thiết kế nội thất.
Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất được diễn tả là sự kết hợp hài hoà giữa nét đẹp cổ xưa và hiện đại, phản ánh cuộc sống của con người trong những năm 1950 – 1980.
Phong cách nội thất Vintage có sức hút mê hoặc không chỉ người thuộc thế hệ trước mà còn cả các bạn trẻ yêu nghệ thuật, yêu những giá trị gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi lãng mạn.
Một số vật dụng đặc trưng thường được sử dụng trong các thiết kế nội thất vintage phải kể đến như: Chiếc bàn cũ kỹ, đèn chùm cổ điển, khung ảnh cũ, các đồ đạc có chất liệu gần gũi như: Mây, cói… Bên cạnh đó vẫn có sự xuất hiện của các vật dụng và thiết bị hiện đại như: Đèn chiếu sáng, đồ gia dụng, máy tính, sofa….
Sự hoài cổ, lãng mạn nhưng vẫn đầy sang trọng và tiện nghi đã tạo nên cơn sốt của phong cách Vintage, cuốn hút giới trẻ bằng những vẻ đẹp đậm phong cách nghệ thuật. Hơn nữa, giá trị cao của các vật dụng cũng là cách gia chủ thể hiện được đẳng cấp khi sở hữu nội thất Vintage mà người khác không dễ gì có được.
Có thể nói rằng, một phong cách nội thất đậm chất chill, đậm chất sang trọng, lãng mạn và cao cấp nhưng không bị phô trương chính là để nói lên tinh thần, giá trị và ý nghĩa của phong cách Vintage trong thiết kế nội thất.
2. Đặc điểm của phong cách Vintage trong thiết kế và trang trí nội thất
Bạn băn khoăn không biết làm thế nào để nhận diện hay xây dựng cho ngôi nhà của mình mang phong cách Vintage? Hãy cùng Nội thất Tuấn Phát khám phá những đặc điểm riêng biệt giúp bạn phân biệt được phong cách Vintage vô cùng rõ nét.
2.1. Đồ nội thất mang dấu ấn thời gian
Vẻ đẹp đồ nội thất mang đậm dấu ấn thời gian chính là đặc điểm quan trọng nhất giúp chúng ta nhận diện được phong cách Vintage.
Một số món đồ nội thất kết hợp decor không thể thiếu mà Nội thất Tuấn Phát gợi ý đến bạn như: Tranh cũ, đồng hồ cũ, đèn chùm, những bộ sofa cũ mang màu sắc cổ điển, xám hoặc màu be…
Những vật dụng này tuy cũ nhưng vẫn phải đảm bảo về độ thẩm mỹ để khi phối vào tổng thể nội thất sẽ tái hiện được không gian mang đậm nét Vintage.
Những khung ảnh và kệ sách cổ xưa cũng có tác dụng rất lớn giúp bạn tái hiện không gian mang đậm dấu ấn thời gian cùng vẻ đẹp tri thức cho ngôi nhà của mình.
Sàn nhà bằng gỗ được cho là một dấu ấn quan trọng cần có ở phong cách Vintage, nó giúp tạo một lớp nền về chất liệu và cả màu sắc tốt cho cả quá trình thiết kế và trang trí nội thất trở nên dễ dàng hơn.
Đồ nội thất của phong cách Vintage thường được tập trung để trang trí nội thất, chúng cũng khá êm ái và thoải mái. Bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi bao trùm toàn bộ ngôi nhà của mình.
▶▶▶Xem thêm bài viết liên quan: Tủ bếp gỗ gõ đỏ
2.2. Màu sắc
Trong bất kỳ một phong cách nội thất nào cũng sẽ có những đặc điểm về gam màu chủ đạo, và đối với phong cách Vintage cũng như vậy.
Người ta gọi “Màu Vintage” là những gam màu của sự nhẹ nhàng, nhã nhặn, có lúc hơi trầm, mang đậm dáng vẻ truyền thống, xưa cũ. Đó là những gam màu như: Trắng, be, đỏ nâu, kem, xanh nhạt, hồng…
Trong đó, màu trắng là tone màu thường được chọn làm chủ đạo xuyên suốt căn phòng. Tuy nhiên nếu bạn muốn phá cách hơn thì vẫn có thể chọn những tone màu khác để thể hiện cá tính riêng của mình, sáng tạo vẻ đẹp độc đáo cho phong cách Vintage của riêng mình.
Tuy nhiên nó sẽ khá khó khăn nếu bạn không có kinh nghiệm hay khiếu thẩm mỹ. Phong cách Vintage không gò bó khán giả về số lượng màu sắc mà quan trọng là bạn phải biết cách tạo điểm nhấn và thể hiện được tinh thần, vẻ đẹp cuốn hút trong đặc điểm của phong cách này.
Có 2 cách phối màu trong phong cách Vintage. Đó chính là phong cách Art Deco Vintate (những năm 1920 – 1940) thường ưu tiên những gam màu trung tính, nhẹ nhàng, màu sắc nhã nhặn và gần gũi. Và còn lại là phong cách Mid Century Modern (Những năm 1930 – 1960) thì chú trọng sử dụng những gam màu ấn tượng hơn làm chủ đạo.
2.3. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế nội thất, và ở phong cách Vintage, ánh sáng cũng được đề cao là yếu tố giúp phong cách này đạt được vẻ đẹp tối ưu nhất.
Bạn tận dụng ánh sáng tự nhiên được đón từ các cửa sổ lớn và ánh sáng nhận tạo từ các loại đèn thả trần, đèn chùm, đèn bàn, nhưng phải lưu ý về kiểu dáng cổ điển của chúng để không gian mang đúng tinh thần Vintage nhé.
Phong cách Vintage cần hội tụ cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để làm nổi bật vẻ đẹp nội thất, đồng thời vừa toát lên sự gần gũi thiên nhiên và cảm giác ấm cúng, lãng mạn, hoài cổ.
3. Cần lưu ý những gì khi thiết kế nội thất mang phong cách Vintage
Thiết kế nội thất mang phong cách Vintage không phải là điều dễ dàng nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm hay hiểu biết cụ thể về phong cách này. Bởi vậy, nội thất Tuấn Phát có một số lưu ý nhằm giúp bạn có thể xây dựng thành công phong cách Vintage độc đáo, mang đậm cá tính riêng của gia chủ.
– Trước khi bắt tay vào thiết kế nội thất, bạn cần có sự tham khảo về vẻ đẹp của phong cách Vintage, sưu tầm những món đồ vật trang trí độc đáo, lạ mắt và mang đúng tinh thần Vintage.
Bởi giá trị của phong cách Vintage mang lại ở chỗ gia chủ sưu tầm được những món đồ không đụng hàng nhưng vẫn giàu vẻ đẹp, sự mộc mạc và hoài cổ. Từ đó tạo nên một không gian nội thất đậm chất nghệ thuật, không giống ai.
– Trong quá trình lên ý tưởng thiết kế, bạn hãy cố gắng xây dựng một không gian giàu sự ấm cúng, hài hoà màu sắc từ những vẻ đẹp mộc mạc, từ những ánh sáng của đèn Led, chất liệu gỗ, mộc, cói, mây, tre cũ…
– Nắm vững những đặc điểm nổi bật của phong cách Vintage để có được định hướng xây dựng phong cách Vintage tốt nhất, đồng thời thể hiện sự sáng tạo của bạn để có được không gian ưng ý cho riêng mình.
– Thiết kế nội thất phong cách Vintage cần có sự thống nhất về màu sắc, bố cục hợp lý, sự tinh tế của những chi tiết tạo điểm nhấn, tránh việc lạm dụng nhiều tone màu khiến không gian trở nên rối mắt, không có điểm thu hút.
– Các đồ vật trang trí sẽ là điểm nhấn chủ yếu cho một căn nhà Vintage, cách trang trí cũng sẽ nói lên chất riêng của gia chủ.
▶▶▶Xem thêm bài viết liên quan: Tủ bếp Melamine Laminate Acrylic
4. Vẻ đẹp của phong cách Vintage trong thiết kế nội thất
Vẻ đẹp của phong cách Vintage trong thiết kế nội thất đã tạo một làn gió mới trong không gian sống, giúp gia chủ xua tan mệt mỏi đời thường bằng những nét dung dị đầy sang trọng.
Mẫu nội thất Vintage được xây dựng dựa trên tone màu trắng làm chủ đạo. Hình ảnh của chiếc sofa khung gỗ khá tinh tế, bên cạnh đó là những đồ trang trí mộc mạc, giản dị nhưng đầy thẩm mỹ.
Những chi tiết trang trí trong phong cách Vintage tạo ra ý nghĩa như những kỉ vật của thời gian. Điều này sẽ khiến gia chủ cảm thấy sự trân trọng giữa quá khứ với hiện tại và tương lai.
Kệ sách cũ kỹ nhưng vẫn rất bền bỉ và đẹp mắt. Bộ bàn ghế tựa uống nước nhỏ gọn, kiểu cách cổ điển với chất liệu gỗ tự nhiên màu nâu đen. Bộ đài, tivi cổ như tín vật trang trí không thể thiếu của phong cách Vintage. Và đặc biệt là bức tranh đậm chất cổ điển và nghệ thuật.
Chi tiết sàn gỗ cũ kĩ kết hợp tường và trần nhà tone xám tro tạo hiệu ứng thời gian cho căn nhà này. Tuy nhiên những món đồ nội thất cao cấp, giá trị đã khiến không gian như tôn lên vẻ đẹp tương phản, tuy cũ nhưng không hề tầm thường.
Nhìn qua thì phòng khách này có vẻ mang phong cách hiện đại, tuy nhiên nếu bạn để ý kỹ chi tiết 2 chiếc ghế tựa và chiếc bàn trà nâu đậm và kiểu dáng cổ điển thôi đã thấy không gian này có sự pha trộn của phong cách Vintage.
Thiết kế nội thất mang phong cách Vintage không phải là điều dễ dàng nếu bạn thực sự yêu thích chúng nhưng không có kinh nghiệm hay gu thẩm mỹ về nó. Bởi vậy, nếu bạn không tự tin để lên ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà Vintage của mình,
Hãy nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia nội thất, họ là những người am hiểu sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp cùng với việc sưu tầm những món đồ cổ điển đậm chất Vintage mà không phải ai cũng tìm được.
Nội thất Tuấn Phát là đơn vị chuyên thiết kế thi công nội thất với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kiến trúc sư trẻ, tài năng sẽ là nơi giúp bạn xây dựng tổ ấm Vintage phù hợp nhất với giá thành tối ưu tận xưởng. Trong phong cách Vintage, kỹ năng trang trí là điều tiên quyết quyết định sự thành công của một căn nhà Vintage.
Nội thất Tuấn Phát tự tin là đơn vị giàu kỹ năng trang trí nội thất, hiểu biết nhiều chất liệu trang trí và hợp tác độc quyền với các đơn vị decor để mang tới quý khách những món đồ trang trí độc đáo, sáng tạo và thẩm mỹ nhất theo phong cách Vintage với chi phí vô cùng tối ưu.
Bài viết cùng chuyên mục: