Những hiểm họa chung cư và lời cảnh tỉnh người dân

Hiểm họa chung cư là một trong những vấn đề mà mọi người cực kỳ quan tâm. Đặc biệt, hiểm họa thường có nguy cơ bùng phát tại tầng hầm, chỉ cần một đốm lửa nhỏ cũng có thể tạo thành hậu quả khổng lồ. Dưới đây là những chia sẻ của Nội Thất Tuấn Phát về các hiểm họa chung cư và giải pháp cho vấn đề này. Bạn hãy theo dõi chi tiết bài viết dưới đây của chúng tôi để phòng tránh nhé! 

Những hiểm họa chung cư và lời cảnh tỉnh người dân
Những hiểm họa chung cư và lời cảnh tỉnh người dân

1. Tác nhân gây ra hiểm họa chung cư?

Hiểm họa chung cư đến từ tác nhân gây ra chủ yếu là an toàn phòng cháy chữa cháy của tòa nhà không được đảm bảo đầy đủ.

Trong đó, hầu hết những lỗi vi phạm này nằm chủ yếu ở khu vực tầng hầm của các tòa chung cư. 

Tầng hầm của các tòa chung cư thường là nơi lắp đặt các bốt điện và giàn tản nhiệt điều hòa của tòa bộ tòa nhà.

Chính vì vậy mà nơi đây tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nếu như ban quản lý chỉ lơ là trong công tác bảo trì bảo hành và phòng cháy chữa cháy thì đây chính là ngòi nổ làm bùng phát gây ra hiểm họa chung cư.

Tác nhân gây ra hiểm họa chung cư?
Tác nhân gây ra hiểm họa chung cư?

Đặc biệt, tầng hầm còn là khu vực ít có người qua lại nhưng thường xảy ra cháy nổ, mọi người khó có thể phát hiện ra sớm.

Công tác để phòng cháy chữa cháy cũng vô cùng khó khăn và gây ra các hậu quả lớn dẫn đến hiểm họa chung cư cao. 

Theo như người dân sống tại các tòa nhà chung cư, nhất là các khu tập thể cũ, việc vận chuyển các bồn nước hoàn toàn sẽ dựa vào thỏa thuận của người dân với nhà phân phối.

Ngoài ra, họ không hỗ trợ việc lắp đặt, mà chỉ giúp kéo bình lên vị trí đã yêu cầu là xong, nếu như các hộ gia đình muốn lắp đặt phải trả thêm tiền thuê thợ hoặc tự mình làm.

Nhưng các hộ dân cũng cho biết thêm, nếu như thuê đội thợ họ cũng chỉ trát xi măng vào phần chân đế và sau đó đặt luôn bình nước lên.

Tác nhân gây ra hiểm họa chung cư?
Tác nhân gây ra hiểm họa chung cư?

Do đã được cảnh báo nếu như lắp đặt ở vị trí không chắc chắn sẽ khiến bồn có thể bị đổ gãy chân hoặc méo bẹp nên các gia đình phải tự hàn và đổ bê tông vào chân đế.

Theo như nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cho biết, hiện nay chưa có văn bản hay quy định nào quy định cụ thể về việc quy chuẩn xây dựng và lắp đặt bồn nước ở trên cao.

Do vậy cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành kiểm tra và đánh giá toàn diện tác động của các bồn nước được lắp đặt tại khu chung cư cũ hoặc nhà tập thể.

Mặt khác, cần phải đưa việc đặt bồn nước vào quy chuẩn để cấp phép xây dựng tránh gây ra hiểm họa chung cư.

▶▶▶Xem thêm bài viết liên quan: Giường tầng màu hồng

2. Một số hiểm họa chung cư tiêu biểu

Một số hiểm họa chung cư tiêu biểu
Một số hiểm họa chung cư tiêu biểu

Dưới đây là những thông tin Nội Thất Tuấn Phát tổng hợp về các hiểm họa chung cư tiêu biểu:

2.1. Hiểm họa chung cư từ “ổ chuột hóa”

Ngay tại các khu đô thị hay các chung cư mới cũng chứa nhiều mối hiểm họa chung cư.

Sự cố từ “ổ chuột hóa” tiêu biểu mà chúng tôi đưa ra chính là tại biệt thự số 107 Trần Hưng Đạo.

Hiểm họa chung cư này đã khiến 2 người tử vong, 5 người bị thương và 61 người phải di tán đến những nơi ở mới.

Hiểm họa chung cư từ “ổ chuột hóa”
Hiểm họa chung cư từ “ổ chuột hóa”

Ở đây đã làm nóng lên vấn đề đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng cũ.

Hiện nay, các khu chung cư xây dựng lâu đang rơi vào tình trạng cũ nát và xuống cấp.

Nhiều giải pháp đang được nêu ra tuy nhiên đến nay tình trạng trong các công trình cũ vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.

2.2. Hiểm họa chung cư gây cháy nổ từ những “chuồng cọp”

Hiểm họa tiêu biểu chính là tại số nhà 116 B9 Kim Liên (ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) vào nửa đêm ngày 21/4/2022 đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề khiến 5 người trong một gia đình tử vong tại chỗ. Vụ cháy này là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ cháy nổ các các khu tập thể cũ.

Hiện nay, các khu chung cư, khu tập thể cũ hiện nay trên địa bàn Hà Nội như: Khu tập thể Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh…, đều là những ngôi nhà đã xuống cấp và không được thiết kế cũng như xây lắp hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Hiểm họa chung cư gây cháy nổ từ những “chuồng cọp”
Hiểm họa chung cư gây cháy nổ từ những “chuồng cọp”

Khi đến tại các căn hộ ở các khu tập thể cũ trên, bạn có thể thấy người dân họ đang đua nhau sửa chữa, cơi nới và xây dựng lồng sắt kiên cố.

Đặc biệt, họ không đảm bảo được các thông số kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy, các lối thoát hiểm bị bịt kín nên công tác để cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn.

2.3. Hiểm họa chung cư từ sự cố chập cháy điện

Hàng loạt các vụ cháy nổ xảy ra ở tầng hầm chung cư đã tạo thành những hậu quả nghiêm trọng về cả người lẫn vật chất.

Các hiểm họa chung cư này đã tạo thành ảnh hưởng xấu cho các tòa nhà.

Tiêu biểu gần đây là vụ cháy của chung cư Carina tại thành phố HCM hay vụ cháy tại chung cư CT4 – Xa La tại Hà Nội.

Đặc biệt, tại các khu tầng hầm chung cư còn là nơi khá kín và dễ bị bắt lửa do có hàng trăm chiếc xe máy, ô tô để dưới tầng hầm.

Hiểm họa chung cư từ sự cố chập cháy điện
Hiểm họa chung cư từ sự cố chập cháy điện

Chính vì vậy chỉ cần có một tia lửa nhỏ là cháy có thể nhanh chóng lan sang những chiếc xe để ở dưới hầm và tạo thành đám cháy nghiêm trọng.

Những vụ cháy này đều khởi điểm đến từ các sự cố chập cháy điện ở trong tầm hầm gửi xe.

Công tác để chữa cháy ban đầu đều thất bại và chờ đến khi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp đến thì hiểm họa chung cư này đã quá lớn và khó có thể khống chế.

Khói lan có thể lan nhanh vào cầu thang bộ khiến cho mọi người khó thoát hiểm và có nguy cơ bị ngạt tới thì thế lửa đã quá lớn và khó khống chế.

Khói lan nhanh vào cầu thang bộ cũng khiến việc thoát hiểm càng thêm khó khăn.

3. Giải pháp phòng ngừa sự cố xảy ra các hiểm họa chung cư

Ban quản lý của tòa nhà cần chú ý và giám sát tòa nhà chặt chẽ để phòng ngừa mọi sự cố có thể xảy ra.

Đặc biệt, việc chú trọng vấn đề phòng cháy chữa cháy ở các tầng hầm chung cư sẽ giúp giảm thiểu nhiều hậu họa khôn lường.

Bởi vì những chiếc xe ở trong tầng hầm nếu như không đảm bảo yêu cầu có thể bị rò rỉ xăng dầu và một ngọn lửa nhỏ có thể dẫn tới tình trạng chập cháy vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, các thiết bị chữa cháy và chuông báo cháy có thể không hoạt động, khu vực để hộp thiết bị chữa cháy gây khó khăn trong công tác cứu hộ nếu như không may xảy ra cháy nổ.

Giải pháp phòng ngừa sự cố xảy ra các hiểm họa chung cư
Giải pháp phòng ngừa sự cố xảy ra các hiểm họa chung cư

Lời khuyên của Nội Thất Tuấn Phát mong muốn giảm thiểu tình trạng sự cố gây ra hiểm họa chung cư chính là:

  • Ban quản lý trong tòa nhà cần phải xây dựng chiến lược quản lý vận hành của tòa nhà ổn định. Cần phải giám sát chặt chẽ và xây dựng phương án bảo trì tòa nhà chi tiết nhằm hạn chế tối đa các sự cố đáng tiếc không may xảy ra.
  • Bên cạnh đó vấn đề tìm giải pháp đảm bảo an toàn cho công tác phòng cháy chữa cháy cho tòa nhà đặc biệt được chú trọng. Ban quản lý cũng cần tập trung vào công tác phòng cháy chữa cháy ở trong tòa nhà để việc bảo hành bảo trì các thiết bị điện định kỳ để đảm bảo tính an toàn cao. Ngoài ra, có thể thiết kế khu để xe tách biệt hoàn toàn với tòa nhà hay để ở tầng thấp nhằm hạn chế tối đa các sự cố có thể xảy ra.
  • Bên cạnh việc thiết kế các tầng để xe trên mặt đất thì ban quản trị cũng cần tăng cường giám sát chặt chẽ tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Để đảm bảo hiệu quả cao các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy và tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tác nhân gây ra hiểm họa chung cư?
Tác nhân gây ra hiểm họa chung cư?

▶▶▶Xem thêm bài viết liên quan: Giường tầng kết hợp tủ quần áo

4. Quy chuẩn an toàn của nhà chung cư cao tầng

Ngoài nguy cơ về cháy nổ thì nhà chung cư còn có nguy cơ không đảm bảo an toàn về hành lang, lan can, gây ra các hiểm họa về an toàn.

Theo như quy chuẩn xây dựng nhà ở và công trình công cộng ở Việt Nam đã được Bộ Xây dựng ban hành vào năm 2008 cần phải đạt tiêu chuẩn: 

  • Thiết kế khe hở của lan can không để đút lọt quả cầu có đường kính 100mm và không có cấu tạo để trẻ em dễ trèo qua.
  • Khi sử dụng các vật cố định như lan can, tấm chắn… để bảo vệ kính ở các vùng nguy hiểm thì những vật này cần phải không có khe hở nhét lọt quả cầu có đường kính 75 mm. Ngoài ra, lan can cần phải chắc chắn, không thể trèo qua để chống khả năng rơi ngã.
Quy chuẩn an toàn của nhà chung cư cao tầng
Quy chuẩn an toàn của nhà chung cư cao tầng
  • Đối với những ngôi nhà ở, chung cư, cơ quan, trường học và các công trình công cộng thì tại lô-gia và sân thượng ở những vị trí cao từ 9 tầng trở lên thì chiều cao tối thiểu 1,4 m. Lan can ở các cầu thang và nhiều vị trí khác từ 0,9 m đến 1,1 m.
  • Theo như tiêu chuẩn xây dựng nhà ở an toàn thì quy định nhà từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công và chỉ được thiết kế lô gia. Lan can ở lô gia không được hở chân, chiều cao không nhỏ hơn 1,2 m.

Như vậy, trên đây là quy định về quy chuẩn an toàn cho các ngôi nhà ở chung cư, các công trình công cộng đã được ban hành rõ cùng với những thông số an toàn về khoảng cách của khe và chiều cao tối thiểu.

5. Kết luận

Theo như các chuyên gia về xây dựng đã khuyến cáo, những gia đình tại các căn hộ chung cư, nhà tập thể cần phải chú trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì cần thiết kế thêm hàng rào lấp kín phía trên của lan can, hoặc cân nhắc biện pháp lắp đặt hàng rào an toàn phù hợp với điều kiện.

Việc này giúp loại trừ tuyệt đối nguy cơ trẻ trèo ra ngoài hành lang lan can và có thể bị ngã lộn người xuống. 

Nội Thất Tuấn Phát hy vọng những quy định về an toàn trong chung cư sớm đi vào cuộc sống và các hiểm họa chung cư không còn xảy ra nữa.

Nếu các bạn có thêm thông tin gì khác về hiểm họa chung cư hãy chia sẻ cùng chúng tôi ngay bên dưới bài viết này nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *