Tủ Bếp Dưới – Siêu Phẩm 2022

Tủ bếp dưới | Bạn đang tìm kiếm cho mình những mẫu thiết kế tủ bếp dưới phù hợp với gian bếp có diện tích hơi eo hẹp? Hãy tham khảo ngay bài viết thông tin siêu hot dưới đây về tủ bếp dưới bằng gỗ cực đẹp và tiện dụng dành cho nhà bếp nhỏ nhỏ xinh xinh. Bài viết được tổng hợp từ kinh nghiệm làm việc thực tế cũng như từ sự hiểu biết của Nội Thất Tuấn Phát . Bài viết này, Nội Thất Tuấn Phát sẽ giúp bạn có một thiết kế tủ bếp dưới độc đáo, phù hợp, đúng quy tắc theo quy chuẩn.

Tủ bếp dưới - Siêu phẩm Hot nhất năm 2022
Tủ bếp dưới – Siêu phẩm Hot nhất năm 2022

1. Quy tắc nghiêm ngặt khi thiết kế tủ bếp dưới đúng chuẩn

Tủ bếp dưới phù hợp với tất cả các căn hộ và tất cả các phong cách khác nhau, nhưng để phù hợp cho người sử dụng chúng thì bạn cần phải thiết kế tủ bếp dưới với những tiêu chuẩn theo quy mẫu dưới đây:

1.1. Khoảng cách của tủ bếp trên và tủ bếp dưới được tính như thế nào?

Theo nghiên cứu của các kỹ sư kiến trúc Việt Nam, khoảng cách tủ bếp trên và tủ bếp dưới tối thiểu nên đặt là 60cm vì đây là con số được tính toán dựa trên chiều cao trung bình của phụ nữ Việt Nam hay người nội trợ Việt Nam.

Còn khoảng cách tối đa giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 65cm, với khoảng cách từ 60cm đến 65cm thì đây là khoảng cách rất hợp lý để khi lắp đặt máy khử mùi sẽ giúp cho máy khử mùi hoạt động có năng suất nhất.

Phần khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới thường được lắp đặt kính cường lực ốp tường bếp vừa mang đến tính thẩm mỹ cao lại vừa giúp người sử dụng dễ dàng vệ sinh lau chùi bụi bẩn hằng ngày hoặc mỗi khi sử dụng xong.

Khoảng cách của tủ bếp trên và tủ bếp dưới được tính như thế nào?
Khoảng cách của tủ bếp trên và tủ bếp dưới được tính như thế nào?

1.2. Kích thước tủ bếp dưới có tiêu chuẩn như thế nào?

Kích thước tủ bếp dưới theo tiêu chuẩn được xác định dựa trên yếu tố về chiều cao của người nội trợ và phụ nữ Việt Nam.

Tuy nhiên, kích thước này vẫn có thể thay đổi được tùy vào người sử dụng thực tế của mỗi gia đình, bạn có quyền tăng hoặc giảm kích thước của tủ bếp về chiều cao, chiều rộng cho phù hợp nhất với gia đình mình nhé!

1.2.1. Chiều cao của tủ bếp dưới

Chiều cao tủ bếp dưới được dao động từ 80cm – 86cm.

Theo phong thủy, kích thước 81cm hoặc 86cm là 2 con số tốt tượng trưng cho cung tốt trong nhân trắc học phong thủy.

Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có nhu cầu sử dụng máy rửa bát âm tủ thì nên lựa chọn kích thước 86cm để phù hợp sử dụng hơn nhé!

1.2.2. Chiều sâu của tủ bếp dưới

Độ dài cánh tay trung bình của người phụ nữ Việt Nam được đo với con số 60cm. Vì vậy, chiều sâu của tủ bếp dưới bằng gỗ chỉ nên thiết kế độ dài từ 60cm trở xuống thôi nhé!

Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc cất và lấy thì chiều sâu tủ bếp dưới đẹp nhất nên ở con số là 55cm.

Kích thước tủ bếp dưới có tiêu chuẩn như thế nào?
Kích thước tủ bếp dưới có tiêu chuẩn như thế nào?

2. Những phụ kiện nào cần thiết cho tủ bếp dưới thêm tiện ích?

Tủ bếp hiện nay ngày càng được các nhà sản xuất nâng cao thêm nhiều công năng tiện ích bằng cách tích hợp thêm các phụ kiện thông minh đi kèm.

Để thiết kế tủ bếp dưới có thêm nhiều công dụng bạn sẽ cần đến bản thiết kế sử dụng phụ kiện tủ bếp một cách có khóa học.

Vậy tủ bếp dưới cần có những phụ kiện nào đi kèm, công dụng của các phụ kiện đi kèm đó có thực sự được gọi là “trợ thủ đắc lực” cho tủ bếp hay không?

2.1. Các dòng bếp từ gas đến điện

Đây là một thiết bị bếp đóng vai trò quan trọng nhất trong căn phòng bếp, chắc chắn không vắng mặt trong căn bếp của mỗi nhà.

Để lắp đặt bếp an toàn và tiện dụng bạn cần phải chọn được loại bếp nấu và xem xét nên đặt âm hay đặt dương.

Nếu chọn phương pháp lắp đặt âm thì phải khoét lỗ đá với kích thước cho phù hợp.

2.2. Giá/Khay/Hộp chứa chất tẩy rửa

Giá/Khay/Hộp chứa chất tẩy rửa
Giá/Khay/Hộp chứa chất tẩy rửa

Với những vật dụng dùng để chứa chất tẩy rửa như nước rửa chén, rửa ly nước rửa chén đĩa… cần được để nơi khô ráo sau khi sử dụng, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đậy kín để chất tẩy rửa không bị tràn đổ ra ngoài.

Ngoài ra phụ kiện này còn có các thiết kế ray bi giúp giảm chấn cùng hai cánh ở hai bên tủ nên hoàn toàn có thể dễ dàng tháo lắp kể cả những người chưa từng tháo lắp bao giờ.

Mặt khác các khay đựng hay còn gọi là thau, chậu, bạn vẫn có thể dùng chúng để đựng, rửa và sơ chế thức ăn.

2.3. Khay để đựng đũa, nĩa và muỗng

Lựa chọn những loại khay có lỗ dưới đáy khay để khi rửa xong đặt muỗng đũa vào sẽ không bị đọng nước trong khay lại.

Hoặc bạn nên để ngoài rổ cho khô ráo rồi hãy bỏ vào khay đựng nhé!

2.4. Giá để treo xoong, nồi

Trong căn bếp của gia đình người Việt Nam ta thường thấy xuất hiện rất nhiều loại xoong nồi sử dụng như:  chảo dùng để rán, xào… xoong để nấu canh hoặc hầm xương,..

Sau khi sử dụng xong nơi mà có thể giữ vệ sinh cho chúng chính là những móc treo sát tường.

Đôi khi để chung với giá đựng chén sẽ làm mất nhiều diện tích, có nhiều giá cao mà nồi thì lại nặng không tiện với lấy và thật sự còn nhiều nơi để đặt vào chứ không nhất thiết là ở giá để chén đó.

2.5. Thùng đựng gạo thiết kế âm tủ

Thùng đựng gạo thiết kế âm tủ
Thùng đựng gạo thiết kế âm tủ

Thùng đựng gạo âm tủ được sử dụng hệ thống ray giảm chấn tích hợp sẵn trong ray, là phụ kiện rất hữu ích mà bạn nên tích hợp cho tủ bếp nhà mình.

Sản phẩm có thiết kế từ 2 ngăn cho đến 3 ngăn để đựng gạo và những loại ngũ cốc, hạt hoặc lương khô

Kích thước chiều rộng phổ biến của thùng đựng gạo là từ 300mm – 450mm.

Bạn cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế về lượng tiêu thụ gạo của gia đình để lựa chọn thùng gạo có sức chứa và kích thước hợp lý.

2.6. Thùng đựng rác mini nhỏ gọn

Đây cũng là một vật dụng đi kèm tiện ích, dưới tủ bếp nên có một chiếc thùng rác nhỏ bởi ưu điểm tiện lợi và mang lại sự sạch sẽ cho phòng bếp.

Thùng đựng rác được gắn trực tiếp vào cánh tủ nên bạn có thể mở ra đóng vào rất thuận tiện.

3. Mẫu tủ bếp dưới với công năng giúp tiết kiệm diện tích

Với những không gian hạn hẹp mà bạn lại chọn các mẫu tủ bếp cầu kỳ sẽ càng khiến cho gian bếp chật chội hơn.

Thay vào đó nên chọn lựa các loại tủ bếp dưới thật tối giản, khả năng tích hợp với các phụ kiện thông minh và được phối màu tinh tế sẽ giúp tiết kiệm được diện tích tối ưu, mặt khác còn làm tăng tính thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo công năng.

▶▶▶ Có thể bạn quan tâm: Tủ bếp dài 2m

Mẫu tủ bếp dưới với công năng giúp tiết kiệm diện tích
Mẫu tủ bếp dưới với công năng giúp tiết kiệm diện tích

3.1. Thiết kế tủ bếp dưới với tone màu xám của vân gỗ 

Với căn hộ chung cư nhỏ được khéo léo lựa chọn thiết kế tủ bếp dưới và trên đều là tủ bếp chữ I giúp tận dụng không gian hiệu quả.

Gam màu xám của vân gỗ sáng và trắng xen mảng tường màu xám của gian bếp đồng điệu hòa hợp với tổng thể màu sắc của không gian tạo vẻ đẹp hiện đại, tinh tế.

3.2. Mẫu thiết kế tủ bếp dưới kết hợp cùng kệ trang trí và kệ tivi tiện lợi

Tủ bếp chữ I với thiết kế nhỏ gọn cùng màu vân gỗ sáng giúp tiết kiệm tối đa diện tích.

Tủ bếp dưới tích hợp với kệ trang trí hoặc kệ tivi độc đáo đầy sự tiện nghi.

Đặc biệt với tủ bếp dưới nếu không làm kịch sàn thì hãy giữ lại một khoảng trống đó để tận dụng làm tủ đựng giày dép.

3.3. Thiết kế tủ bếp dưới với thiết kế tủ chữ L gỗ MDF, chống ẩm phủ Melamine

Thiết kế tủ bếp dưới với thiết kế tủ chữ L gỗ MDF, chống ẩm phủ Melamine
Thiết kế tủ bếp dưới với thiết kế tủ chữ L gỗ MDF, chống ẩm phủ Melamine

Mẫu thiết kế tủ bếp dưới chữ L được làm từ gỗ MDF chống ẩm phủ Melamine.

Tủ có màu ghi cùng tone màu sơn tường tạo nên vẻ đẹp thống nhất đồng bộ với tổng thể không gian.

▶▶▶ Có thể bạn quan tâm: Mẫu thiết kế nội thất căn hộ chung cư 90m2

3.4. Giải pháp cho không gian nhỏ chính là thiết kế tủ bếp song song  

Thiết kế tủ bếp song song là một trong những giải pháp không tồi dành cho không gian nhỏ.

Tủ gỗ MDF phủ bề mặt Melamine màu trắng tạo cảm giác không gian thoáng rộng hơn, ăn gian thêm diện tích hiệu quả.

3.5. Thiết kế tủ bếp dưới với các ngăn tủ nhỏ được bố trí độc đáo

Thiết kế tủ bếp dưới với kiểu thiết kế tủ bếp chữ U gồm nhiều ô tủ thiết kế ngang dọc tiện lợi khác nhau để đặt đồ dùng và vật dụng nhà bếp theo phân loại.

Sự kết hợp gam màu trắng của tủ bếp dưới cùng với màu xanh ngọc của tủ bếp trên sẽ mang đến không gian bếp ấn tượng và tươi mới.

3.6. Thiết kế tủ bếp dưới với khoảng trống dưới gầm cầu thang sáng tạo

Gầm cầu thang là một trong số các không gian bạn không nên lãng phí, nhất là khi diện tích ngôi nhà đã hạn chế.

Việc thiết kế tủ bếp dưới ngay dưới gầm cầu thang không chỉ giúp tận dụng tối ưu không gian mà còn tạo nên sự thú vị hơn cho ngôi nhà của bạn.

Bỏ qua một không gian trống tuyệt vời như dưới gầm cầu thang là một thiếu sót rất lớn.

Thiết kế tủ bếp dưới vừa khít không gian với gầm cầu thang nhỏ gọn nhưng đầy đủ công năng.

Tủ bếp và các nội thất khác trong khu bếp đều có màu trắng sẽ tạo cảm giác không gian rộng rãi, thoáng đãng hơn rất nhiều.

4. Những lưu ý khi thiết kế và lắp đặt tủ bếp dưới 

Những lưu ý khi thiết kế và lắp đặt tủ bếp dưới 
Những lưu ý khi thiết kế và lắp đặt tủ bếp dưới

Để có được những mẫu tủ bếp dưới phù hợp nhất với không gian, khả năng chi trả, nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ cao bạn cần lưu ý 4 điểm dưới đây:

4.1. Phụ thuộc vào không gian phòng và vị trí lắp đặt

Đối với không gian rộng lớn bạn có thể dễ dàng lựa chọn thiết kế tủ bếp.

Tuy nhiên nếu như gian bếp nhỏ bạn nên nghĩ đến các kiểu dáng bếp chữ I, tủ bếp song song hoặc chữ L tận dụng mọi góc- trong nhà bếp.

Tuyệt đối không nên thiết kế tủ bếp chữ U vì rất dễ gây bí bách và chật chội.

Đặc biệt, bạn nên ưu tiên chọn lựa tủ bếp có sử dụng các phụ kiện thông minh để tối ưu hóa công năng và tiết kiệm phần diện tích.

Về vị trí lắp đặt tủ bếp, cần nên tránh đặt đối diện với nhà vệ sinh, phòng ngủ và các hướng thẳng ra ngoài cửa chính.

Vì đối với phong thủy đây là những vị trí ảnh hưởng xấu, mang năng lượng tiêu cực tới cho gia chủ.

4.2. Mức chi cho tủ bếp dưới

Hiện nay có rất nhiều mẫu tủ bếp khác nhau cùng với nhiều mức giá đa dạng, sở hữu tủ bếp dưới có mức giá như thế nào là còn tùy kinh phí của bạn, nên cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nhé!

Các mẫu tủ bếp có chất liệu tổng hợp như: gỗ nhựa, nhôm kính,… thường sẽ có giá thành rẻ hơn rất nhiều.

Nhưng nếu thật sự bạn muốn biến căn bếp nhà mình trở nên hiện đại, tiện nghi, có tính thẩm mỹ cao thì các mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp là gợi ý dành cho bạn, vừa đẹp, vừa có mức giá ổn định, hợp lý.

4.3. Chất liệu của tủ bếp dưới phải lựa chọn như thế nào?

Chất liệu của tủ bếp dưới phải lựa chọn như thế nào?
Chất liệu của tủ bếp dưới phải lựa chọn như thế nào?

Chất liệu của tủ bếp dưới cũng là vấn đề bạn nên quan tâm khi lựa chọn.

Vì ngoài việc bị ảnh hưởng đến giá thành thì chất liệu còn là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm nội thất.

Các chất liệu sử dụng làm tủ bếp dưới phổ biến hiện nay gồm:  nhôm kính, inox,..gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên,…

4.4. Thẩm mỹ và phong thủy về màu sắc 

Khi lựa chọn màu sắc cho tủ bếp dưới bạn cần quan tâm đến hai yếu tố chính đó là thẩm mỹ và phong thủy.

Bạn hãy xem xét màu sắc đó có thực sự phù hợp với tổng thể trong phong cách của không gian nhà mình hay không.

Đồng thời nên ưu tiên chọn lựa các màu hợp với bản mệnh để mang lại sự may mắn và bình an cho bản thân.

Không gian nhà hẹp tuyệt đối không được chọn màu tủ bếp dưới là các màu như: màu đen, ,màu xám, màu tím sẫm… sẽ càng gây  bí bách và tù túng.

Nên chọn các tone màu sáng, có khả năng đánh lừa thị giác con người như: màu trắng hoặc màu nâu của vân gỗ sáng.

Thẩm mỹ và phong thủy về màu sắc 
Thẩm mỹ và phong thủy về màu sắc

5. Nội Thất Tuấn Phát với thiết kế tủ bếp dưới

Nội Thất Tuấn Phát luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng, nếu có nhu cầu thiết kế sản phẩm nội thất nói chung và sản phẩm tủ bếp dưới nói riêng thì hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *